LUYỆN THI KIẾN TRÚC

hình ảnh lớp vẽ

LUYỆN THI MỸ THUẬT

hình ảnh lớp vẽ

LUYỆN THI NGÀNH THỜI TRANG

hình ảnh lớp vẽ

Nhà phố, biệt thự

Thiết kế Kts Phạm Văn Hoài

thiết kế sân vườn

Thiết kế kts Phạm Văn Hoài

THÔNG BÁO TUYỂN SINH-KHAI GIẢNG KHÓA 2015-2016 LUYỆN THI KIẾN TRÚC- MỸ THUẬT

THÔNG BÁO TUYỂN SINH-KHAI GIẢNG KHÓA 2015-2016
LUYỆN THI KIẾN TRÚC- MỸ THUẬT
Lớp vẽ luyện thi Kiến trúc, Mỹ thuật, Tk Nội Thất, Mỹ Thuật Công Nghiệp, Thiết Kế thời Trang...
Đăng ký tại đây : http://goo.gl/forms/KxyysO4Kvq
Giảng viên: Kiến trúc sư - Phạm Văn Hoài đt 0909637544
Đc: 1/257 đường 21 tháng 8 Tp Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận ( Hẽm đối diện nhà khách T68 của quân đội)
vị trí lớp học:https://www.facebook.com/dayve.vn/photos/a.315661475266040.1073741826.297772493721605/468277090004477/?type=1

Facebook :https://www.facebook.com/dayve.vn


Bài vẽ tượng mẫu tham khảo

Câu hỏi thường gặp

Thi khối v, h, v1, h1 gồm những môn gì?

 KHỐI V thi toán- lý - vẽ

 Khối H thi. Văn-vẽ -vẽ

 Khối V1 thi Toán -Văn -Vẽ

 Khối H1 thi. Toán văn vẽ

2. Khối v, h, v1, h1 gồm những ngành nào và trường nào đang tuyển sinh những ngành này?

 Nhóm trường đang tuyển sinh : nhóm trường công lập gồm ĐH KIẾN TRÚC

TPHCM, ĐH BÁCH KHOA, ĐH TÔN ĐỨC THẮNG, ĐH SƯ PHẠM KỸ

THUẬT...   Nhóm ngoài công lập gồm: ĐH VĂN LANG, ĐH HỒNG BÀNG,

ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ, ĐH HOA SEN...

 Nhóm ngành gồm : Kiến trúc công trình, quy hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan, thiết

kế thời trang, mỹ thuật công nghiệp, thiết kế nội thất...

3. Em nên Luyện vẽ trong thời gian bao lâu là đủ?

 ở Tp HCM các em đã luyện vẽ từ đầu năm lớp 10, với sự chuẩn bị chu đáo như vậy

các môn năng khiếu lại trở thành thế mạnh khi các em bước vào thi đại học. Các em

nên luyện vẽ càng sớm càng tốt khi muốn thi vào các ngành khối v, h, v1, h1

4. Em đang học lớp 12 còn vài tháng nữa là thi đại học, bây giờ em luyện vẽ có kịp không?

 hoàn toàn có thể nếu các em cố gắng và chăm chỉ luyện tập.

5. Em không có năng khiếu vẽ có học vẽ để thi vào ngành của các khối trên được không?

 hoàn toàn được vì năng khiếu chỉ chiếm 1% còn 99% còn lại là do rèn luyện và

phương pháp vẽ mà nên ( cần cù bù năng khiếu ). Có nhiều em vẽ rất đẹp nhưng thi

vẫn rớt vì các em không nắm được phương pháp và yêu cầu của đề thi, lớp vẽ PVH

architects sẽ mang điều đó đến với các em.

6. học lực các môn tự nhiên và xã hội của em trung bình em có thể thi vào những trường đại

học có các khối ngành trên được không?

 có rất nhiều trường đại học có các khối ngành trên bao gồm cả hệ thống trường công

lập và ngoài công lập, trước tiên các em nên đăng ký thi vào các trường đại học công

lập và dùng kết quả thi đó xét tuyển vào các trường công lập và ngoài công lập đang

thiếu chỉ tiêu tuyển sinh.

7. Em đang phân vân không biết chọn ngành nào phù hợp với bản thân, em có thể hỏi ở

đâu?

 Phụ huynh hoặc học sinh vui lòng đến lớp vẽ hay gọi trực tiếp vào sđt 0909637544

để được tư vấn chọn ngành nghề phù hợp với các em ( hay truy cập vào trang

luyenthikientrucpvh.blogspot.com để đăng ký và biết thêm chi tiết)

8. Lớp vẽ PVH architects đã luyện thi bao nhiêu khóa và do ai dạy vẽ ?

 lớp vẽ PVH architects do Kts Phạm Văn Hoài trực tiếp giảng dạy đi vào hoạt động

năm 2008 tại Tp HCM nay mở thêm chi nhánh tai quê nhà Ninh Thuận đến nay đã có

7 năm kinh nghiệm dạy vẽ luyện thi, ngoài ra thương hiệu PVH architects hoạt động

chính là tư vấn thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng.

khối v, h, v1, h1 thi môn gì

khối V, V1: Môn thi Vẽ Đầu Tượng ( Môn thi Trang Trí Màu)
khối V thi Toán - Lý - Vẽ
Khối V1 thi Toán - Văn - Vẽ
khối H: Môn thi Trang Trí Màu & Hình Họa Chân Dung
Toán – Vẽ - Vẽ
Khối H1: Môn thi Trang Trí Màu
Toán – Văn – Vẽ

THI ĐH: LÚNG TÚNG KHI TRƯỜNG ĐỔI KHỐI THI

Đại học Kiến trúc TP.HCM đổi hai khối thi từ V, H sang V1 và H1 đã khiến thí sinh lúng túng khi đăng ký hồ sơ tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2014.
Năm 2014 đánh dấu một bước thay đổi lớn trong tuyển sinh ĐH – CĐ. Trong đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép các trường tự xây dựng đề án tuyển sinh riêng. Đến thời điểm hiện tại, đã có 62 trường ĐH – CĐ có đề án tuyển sinh riêng, được nhiều thí sinh, chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Tuy nhiên, do quá trình đổi mới diễn ra quá nhanh nên nhiều thí sinh tỏ ra lúng túng khi đăng ký hồ sơ.

Đơn cử, trong đề án tuyển sinh riêng của trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, trường đã đề xuất thay đổi khối thi từ khối V (Toán – Lý – Vẽ) sang V1 (Toán – Văn – Vẽ) và từ H (Toán – Vẽ - Vẽ) sang H1 (Toán – Văn – Vẽ). Sự thay đổi này khiến thí sinh lúng túng và hoang mang khi có nguyện vọng đăng ký thi vào trường ĐH Kiến trúc hay mượn trường thi để xét chuyển điểm sang trường khác.

Thí sinh Đoàn Thoại Du cho biết: “Do năm trước thi không đậu, nên cả năm nay, em đã đăng ký luyện thi hai môn Toán, Lý, đồng thời đi học thêm môn vẽ để dự thi vào ngành Kiến trúc của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Thế nên em rất bất ngờ khi biết trường đổi khối thi từ V sang V1, môn thi thay đổi từ Lý sang Văn. Công sức một năm qua coi như đổ sông đổ bể. Bây giờ em đang phân vân giữa hai hướng, một là đăng ký thi vào trường khác, hai là ráng ôn tập lại môn văn, nhưng thời gian gấp gáp quá, chắc chắn kết quả sẽ không cao”.

Tương tự, Thu Thư (THPT Diên Hồng) chia sẻ: “Em thích học ngành thiết kế đồ họa khối H, nhưng sức học còn yếu nên dự định sẽ mượn trường ĐH Kiến trúc TP.HCM để thi và chuyển điểm sang trường ĐH Văn Lang. Thế nhưng vừa rồi, khi chuẩn bị làm hồ sơ, em mới nghe thông tin trường đổi khối thi từ H sang H1. ĐH Kiến trúc chỉ có khối thi H1, trong khi ĐH Văn Lang lại tuyển thí sinh khối H. Thực sự bây giờ em đang rất lo lắng, không biết phải làm sao”.
Thi ĐH: Lúng túng khi trường đổi khối thi - 1
Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH –CĐ năm 2013 (Ảnh: Hồng Phú)



Trao đổi về vấn đề này, ông Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cho biết, ngay từ năm 2011, trường đã lên đề án về thay đổi các môn thi, khối thi đầu vào gửi lên Bộ Giáo dục & Đào tạo. Cụ thể, trường sẽ đổi hai khối thi cũ là V và H sang V1 và H1, trong đó, đề thihai môn Ngữ văn và Toán sẽ thi theo đề thi khối D của “ba chung”. Vừa qua, khi Bộ cho phép các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng, trường đã tiếp tục đề xuất việc thay đổi khối thi và được Bộ Giáo dục & Đào tạo đồng ý.

Theo ông Thăng, việc thay đổi khối thi nhằm mục đích tuyển chọn những sinh viên có năng lực nhất vào học. “Trước đây, khối thi vào trường chỉ thiên về kiến thức tự nhiên. Trong khi các ngành học của trường đòi hỏi phải có cả tính nhân văn trong đó. Hiện tại, chương trình đào tạo của trường có rất nhiều môn học thuộc về khoa học xã hội và nhân văn, nếu chỉ lựa chọn các sinh viên ở khối V, H thì chắc chắn khả năng tiếp thu sẽ không cao”.

Trả lời câu hỏi về việc thay đổi khối thi quá đột ngột, ông Thăng cho rằng, thông tin về việc thay đổi khối thi, trường đã công bố trên các phương tiện truyền thông, báo đài từ rất lâu về trước. Bên cạnh đó, môn Ngữ văn và Toán là hai môn thí sinh bắt buộc phải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT nên chắc chắn không thể có sự xao lãng. “Mục tiêu quan trọng nhất của tuyển sinh là tìm ra người có năng lực thực sự chứ không phải là những người đăng ký luyện thi nhiều. Bất ngờ thì ai cũng bất ngờ, cho nên có thể nói, đề án tuyển sinh mới của trường không hề gây bất lợi cho bất cứ thí sinh nào”, ông Thăng cho biết.

Theo thông tin từ Trường ĐH Văn Lang, hiện tại, trường đã lên kế hoạch nhằm bổ sung phương án tuyển sinh. Theo đó, bên cạnh việc tuyển sinh hai khối V và H, trường cũng đã có đề án gửi lên Bộ Giáo dục & Đào tạo để xin tuyển sinh thêm các khối V1, H1 cho phù hợp với sự thay đổi từ trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Do đó, các thí sinh vẫn có thể đăng ký thi khối V1, H1 và chuyển điểm sang ĐH Văn Lang như những năm trước đây. Đối với các thí sinh đã ôn luyện từ đầu năm, có thể lựa chọn một trường ĐH khác như ĐH Hồng Bàng, ĐH Công Nghệ TP.HCM… có tổ chức thi hai khối V, H để xét tuyển vào trường.

Về phía trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Th.S Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông cho biết, hiện tại trường chỉ tổ chức thi hai khối V và H cho các thí sinh đăng ký NV1. Đồng thời, trường cũng đã tính đến phương án xin Bộ Giáo dục & Đào tạo cho tuyển thêm thí sinh khối V1, H1 ở nguyện vọng bổ sung nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu.
Ông Quốc Anh cho biết thêm, bên cạnh việc thi tuyển theo hình thức “ba chung”, trường cũng dành 25% chỉ tiêu để xét tuyển sinh riêng ở tất cả các ngành. “Đối với các thí sinh dự thi hai khối V1, H1, nếu muốn xét tuyển vào Trường ĐH Công nghệ, có thể sử dụng điểm của môn Vẽ ở bất cứ trường nào có tổ chức thi môn này, cộng với học bạ THPT là có thể xét tuyển vào trường, tất nhiên là phải đảm bảo đầy đủ những tiêu chí do trường đề ra”.
Thiện An (Khampha.vn)

các trường có nhóm ngành kiến trúc- mỹ thuật

           

Để biết thêm thông tin cụ thể cập nhật mới và đúng nhất từng chuyên ngành trường học, học viên nên vào website chính thức của từng trường để tham khảo thêm.


Tên trường  .................Tên ngành  & chuyên ngành

Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM


- Kiến trúc
- Quy hoạch vùng và đô thị
- Mỹ thuật ứng dụng (Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang)
- Thiết kế Nội thất

- Kiến trúc
- Quy hoạch vùng và đô thị
- Mỹ thuật ứng dụng (Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang)
- Thiết kế Nội thất

Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM

- Hội họa
- Đồ họa
- Điêu khắc
- Sư phạm Mỹ thuật
- Thiết kế đồ họa

Trường Đại học Sài Gòn

- Sư phạm Mỹ thuật

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

- Qui hoạch vùng và đô thị

- Thiết kế công nghiệp

Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

- Thiết kế công nghiệp

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

- Thiết kế tạo dáng công nghiệp (Thiết kế tạo dáng công nghiệp 3D; Thiết kế trang trí nội – ngoại thất)

- Thiết kế đồ họa (Thiết kế đồ họa quảng cáo thương mại)

- Thiết kế thời trang (Thiết kế thời trang công sở và nghệ thuật trình diễn)

- Kiến trúc (gồm các chuyên ngành: Kiến trúc sư công trình; Kiến trúc sư thiết kế đô thị; Kiến trúc sư cảnh quan)

Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM

- Thiết kế nội thất
- Thiết kế thời trang

Trường Đại học Văn Lang

- Kiến trúc
- Thiết kế  đồ họa

- Thiết kế nội thất

- Thiết kế thời trang

- Thiết kế công nghiệp

Trường Đại học Nghệ thuật - ĐH Huế

- Hội họa
- Điêu khắc
- Sư phạm Mỹ thuật
- Mỹ thuật ứng dụng
- Đồ họa (Chuyên ngành Đồ họa tạo hình)

Trường Đại học Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng

- Kiến trúc

Trường Đại học dân lập Duy Tân

- Kiến trúc (chuyên ngành Kiến trúc công trình)

Trường Đại học dân lập Yersin Đà Lạt

- Kiến trúc
- Thiết kế nội thất

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

- Kiến trúc
- Quy hoạch vùng và đô thị
- Thiết kế đồ họa

- Thiết kế nội thất

Trường Đại học An Giang

- Sư phạm Mỹ thuật

Trường Đại học Đồng Tháp

- Sư phạm Mỹ thuật
- Thiết kế đồ họa

Trường Đại học Bình Dương

- Kiến trúc


TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Tên trường

Tên ngành, chuyên ngành

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM

- Thiết kế thời trang

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM

- Sư phạm Mỹ thuật

- Thiết kế đồ họa

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM

- Thiết kế công nghiệp
- Thiết kế thời trang

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn

- Đồ họa
- Thiết kế thời trang

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang

- Sư phạm Mỹ thuật
- Thiết kế đồ họa

Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk

- Sư phạm Mỹ thuật

Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

- Sư phạm Mĩ thuật

Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

- Sư phạm Mĩ thuật
- Thiết kế đồ họa

- Thiết kế thời trang

Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk

- Sư phạm Mỹ thuật

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

- Sư phạm Mỹ thuật
- Hội họa
- Đồ họa (chuyên ngành: Thiết kế đồ họa, Truyền thông đa phương tiện; Đồ họa ứng dụng, Trang trí nội thất, Thiết kế thời trang)

Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi

- Thiết kế thời trang

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai

- Thiết kế Đồ họa
- Thiết kế Nội thất

- Thiết kế Thời trang

- Điêu khắc

- Gốm

Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau

- Sư phạm Mỹ thuật

Trương Cao đẳng Sư phạm Long An

- Sư phạm Mỹ thuật

Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long

- Sư phạm Mỹ thuật-

các trường tuyển sinh khối v, h tại miền trung, nam

ĐH MỸ THUẬT TP.HCM 
ĐH KIẾN TRÚC TP.HCM
ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
ĐH SP KỸ THUẬT TP.HCM 
ĐH TÔN ĐỨC THẮNG TP.HCM
ĐH SÀI GÒN
ĐH THỦ DẦU MỘT TP.HCM
ĐH QUỐC TẾ HỒNG BÀNG TP.HCM
ĐH VĂN LANG TP.HCM 
ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 
ĐH DUY TÂN- ĐÀ NẴNG
ĐH BÁCH KHOA- ĐÀ NẴNG
ĐH KHOA HỌC HUẾ 
ĐH NGHỆ THUẬT HUẾ
CĐ MT - TRANG TRÍ ĐỒNG NAI

DỤNG CỤ VẼ TRANG TRÍ MÀU KHỐI H, H1


Kiến trúc sư – Nghề hào hoa nhất trong các nghề

 

Nếu nghề bác sĩ nắm giữ sự sống cho con người, nghề làm báo định hướng dư luận xã hội thì nghề Kiến trúc sư (KTS) cũng tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ cho riêng mình đó là để lại những công trình cho hậu thế.
Kiến trúc là một ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực: Nghệ thuật và Kỹ thuật. Một KTS thành công là người biết dung hòa hai mảng có vẻ mâu thuẫn đó trong công việc. Vừa sáng tạo, lãng mạn lại vừa phải nắm vững và cập nhật công nghệ, gò mình vào các tính toán khô cứng. Nhưng chính hai mặt tưởng như mâu thuẫn ấy lại tương hỗ nhau, giúp người KTS sáng tạo ra những sản phẩm kiến trúc đạt đến sự cân bằng hoàn hảo.
KTS - nghề của sự “cân bằng hoàn hảo” 
KTS - nghề của sự “cân bằng hoàn hảo”

I. Nghề chọn người hay người chọn nghề?

Nếu những nghề khác thường được “người chọn nghề”, thì với nghề KTS, thì phần nhiều lại đúng với khái niệm "nghề chọn người” vì nếu không có lòng say nghề, có một chuyên môn giỏi cộng thêm tố chất thuộc về 'bẩm sinh' thì sẽ khó trụ lại được với nghề. KTS được ví như những nhà toán học mang tâm hồn bay bổng, lãng mạn của người nghệ sĩ. Nghề KTS đòi hỏi sự chính xác cân bằng hài hòa trong từng phép tính và khối óc thẩm mỹ cao để cho ra đời những sản phẩm kiến trúc đẹp, có tỉ lệ vàng (golden ratio) và an toàn, tiện lợi cho người sử dụng.

Nhiều  bạn trẻ cho rằng KTS là một nghề hái ra tiền, tuy nhiên, đó chỉ là góc nhìn từ bên ngoài. Để đạt được cái lí tưởng như người ta vẫn nói về nghề kiến trúc, 1 tháng “hái” ra 30 - 40 triệu, KTS phải phấn đấu rất nhiều, phải khẳng định rất nhiều. Tài năng của họ chủ yếu là do năng khiếu bẩm sinh về mỹ thuật, khả năng tính toán về kỹ thuật, tài chính, và những kinh nghiệm tích lũy được theo năm tháng. Vậy những kiến thức và kỹ năng mà các bạn sinh viên kiến trúc cần là gì? Kinh nghiệm từ những KTS “lão làng” cho thấy các bạn cần chuẩn bị cho bản thân:
·      Kiến thức chuyên ngànhcó thể chia làm 2 loại:
-       Kiến thức cứng (mang tính quyết định): nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên ký cấu tạo để thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định (đặc biệt cần đối với kiến trúc sư chủ trì và triển khai thiết kế);
-       Kiến thức mềm (mang tính bổ trợ): vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước …;
·      Kỹ năng:
-       Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành: autocad, photoshop, 3D MAX, corel draw, powerpoint…
-       Kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo; kỹ năng tư duy, quan sát , sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm theo nhóm; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, quan hệ xã hội.

KTS trẻ - Những người “định hình” thế giới tương laiKTS trẻ - Những người “định hình” thế giới tương lai

II. Những chuyện muôn thủa trong nghề Kiến trúc

Có lẽ, chuyện KTS và hành nghề kiến trúc thì có rất nhiều, nhưng nói nhiều nhất và đọng lại nhiều nhất luôn là chuyện chất lượng thiết kế, chất lượng công trình và một chuyện khá … tế nhị là thiết kế phí (nói một cách dân dã là tiền).
Công trình biệt thự ở Hạ Long (Quảng Ninh) Công trình biệt thự ở Hạ Long (Quảng Ninh)
Chuyện sau xin được nói trước. Đã là một ngành nghề kinh doanh, dịch vụ xã hội mà lại không quan tâm đến tiền là không thật. KTS kiếm được nhiều tiền hẳn phải có được nhiều đầu việc, và thiết kế phí phải cao (mà khách hàng vẫn chấp nhận). Người KTS có toàn quyền thoả thuận với khách hàng của mình trong tương quan kinh phí và nội dung công việc; hoặc tuỳ từng đối tượng khách hàng mà đưa ra giá phù hợp. Và cũng như mọi ngành nghề kinh doanh khác, cũng tuân theo quy luật cung – cầu; dịch vụ thiết kế kiến trúc cũng phải linh hoạt và nương theo thị trường, theo từng hoàn cảnh, thời điểm.

Khi có nhiều việc thì KTS sẵn sàng “chảnh”, đưa ra mức giá cao; và khi không có việc thì sẵn sàng hạ tới phá giá để có được hợp đồng. Nhiều khách hàng chuẩn bị xây nhà đi “thăm dò” thị trường kiến trúc không khỏi thắc mắc vì sao nhiều giá khác nhau thế; cho một ngôi nhà, một nhiệm vụ thiết kế và khối lượng công việc. Tất nhiên dân gian có câu “tiền nào của đấy”; nhưng thiết kế kiến trúc lại không phải là hàng hoá bán sẵn để có thể đánh giá ngay lập tức. Và điều nữa, về mặt chuyên môn, có thể đánh giá, thẩm định thiết kế về mặt kỹ thuật thuần tuý; vậy còn sự sáng tạo – bản chất của kiến trúc, liệu có đánh giá được bằng tiền không? Hay lại… “tiền mất tật mang”?

Chuyện thứ hai, là chuyện chuyên môn, chuyện thiết kế – tư vấn, hay chuyện nghề. Khi đặt ra câu hỏi: công trình đẹp (hay xấu) là do ai? Câu trả lời rất đơn giản và logic nhất là: do người thiết kế, tức là KTS. Câu trả lời đó đúng theo lý thuyết, nhưng thực tế không phải vậy. Giới làm nghề đều thừa nhận rằng tuỳ từng trường hợp cụ thể để có ảnh hưởng ở mức độ nào, song về cơ bản vai trò quan trọng nhất của một công trình thành hay bại chính là do chủ đầu tư.

KTS Le Corbusier – Một trong những cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới 
KTS Le Corbusier – Một trong những cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới
Một trong những cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới Corbusier từng nói: “Không có KTS tồi, mà chỉ có những ông chủ kém thông minh”. Câu nói với cách phủ định của ông dường như để khẳng định một điều: Vai trò của ông chủ rất quan trọng, và KTS phải đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ nữa bên cạnh việc sáng tạo công trình đẹp là làm cho các ông chủ thông minh hơn.

Điều đó quả là khó khăn! Chuyện ông chủ áp đặt khiên cưỡng ý muốn cho KTS là chuyện rất phổ biến. Nhiều KTS vô cùng sợ và “dị ứng” khi làm việc các công trình hành chính, công trình có vốn ngân sách với chủ đầu tư luôn áp đặt kiểu uy quyền. Ở mảng nhà ở, công trình nhỏ cũng tương tự. Nhiều KTS kể rằng không biết bao nhiêu lần khách hàng tới văn phòng ôm theo cả đống tạp chí (hoặc dẫn KTS đến nơi này nơi kia) và yêu cầu vẽ sao cho giống y cái này cái kia – ở trong tạp chí hay đã xây ở đâu đó rồi.

Tất cả những việc đó đã biến KTS thành thợ vẽ, phủ nhận những giá trị tốt đẹp nhất và vai trò sáng tạo của họ; xói mòn đạo đức nghề nghiệp. Những công trình xấu mọc lên không biết là lỗi của ai, nhưng bộ mặt đô thị và xã hội phải gánh chịu.

III. Tham khảo về lương dành cho nghề Kiến trúc trên Thế giới:

So sánh mức lương của KTS tại 3 quốc gia phát triển: Mỹ, Anh, Úc ta có thể thấy KTS tại Úc có mức lương cao hơn tại Mỹ và Anh quốc. Cụ thể, với một KTS mới ra trường, lương 1 năm tại Úc là 41.549AUD (tương đương 916 triệu VND), tại Mỹ là 40.070 USD (837 triệu VNĐ) và tại Anh là 22.002 GBP (754 triệu VNĐ). Mức lương cũng thay đổi tùy vào loại hình lao động, theo đó KTS làm việc trong khu vực Chính phủ tại Mỹ có mức lương cao nhất lên đến 83.526USD/năm (1,74 tỷ VNĐ/năm). Một vài thông số về lương của ngành Kiến trúc tại một số quôc gia mà chúng tôi khai thác từ trangwww.payscale.com.

1. Mỹ
2. Anh


2. Anh

3.


3. Australia

IV. Một số địa chỉ đào tạo ngành này:


IV. Một số địa chỉ đào tạo ngành này:

1. Tại Việt Nam: Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin tuyển sinh ngành kiến trúc trên nhiều trang web của các trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Kiến trúc TP HCM, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội…
2. Tại nước ngoài:

·         Monash University, Úc

·         University of New South Wales - UNSW, Úc

·         RMIT University, Úc

·         University of Technology, Sydney - UTS, Úc

·         University of Melbourne, Úc

·         University of Lincoln, Vương quốc Anh

·         University of Sheffield, Vương quốc Anh

·         University of Greenwich, Vương quốc Anh

·         Leeds Metropolitan University, Vương quốc Anh

·         University of Oklahoma, Mỹ

·         University of Arizona, Mỹ

·         Iowa State University, Mỹ